Top
a

GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH LAM KINH THANH HOÁ

KHU DU LỊCH LAM KINH THANH HOÁ

Lam Kinh là khu di tích lịch sử Quốc gia có tuổi đời hàng trăm năm với kiến trúc triều đình cổ kính. Tưởng chừng qua năm tháng nó sẽ bị lãng quên nhưng giờ đây khu du lịch Lam Kinh Thanh Hoá đã trở thành một khu du lịch lịch sử nổi tiếng chứa đựng những câu chuyện tâm linh huyền bí. Cùng Pù Luông Excursions tìm hiểu về khu di tích này nhé.

Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa

Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa

Lam Kinh ở đâu?

Khu di tích lịch sử Lam Kinh hay có tên khác là Đông Kinh, có diện tích rộng khoảng 200ha tại Thọ Xuân, Thanh Hóa. Nơi đây là cố đô xưa được vua Lê Lợi xây dựng từ năm 1428. Vua xây như Lam Kinh như một kinh thành ở quê hương để an nghỉ và thờ phụng tổ tiên. Nơi đây rộng rãi, thanh bình, cây cối bao quanh lăng tẩm vô cùng mát mẻ. 

Khám phá kiến trúc Lam Kinh cố đô

Cố đô Lam Kinh có kiến trúc vô cùng độc đáo, được chia thành các khu vực chính: điện, miếu, lăng mộ và các khu vực để tản bộ thư giãn.

  • Thành Điện được xây dựng theo lối “ tọa sơn hướng thủy”, được bao quanh bởi các địa danh như núi Dầu ở phía Bắc, núi Chúa ở phía Nam, rừng Phú Lâm ở phía Đông và núi Hương, núi Hàm Rồng ở phía Tây. Đây chính là những tiêu chuẩn vàng trong phong cách thiết kế và xây dựng của người Á Đông để có một kinh đô hưng thịnh.
  • Các khu vực Hoàng Thành, Thái Miếu, Cung Điện được xếp theo hình bàn cờ gồm khu vực Ngọ Môn, sân rồng, thái miếu, chính điện,…

Sông Ngọc

Sông Ngọc và chiếc cầu Bạch cong cong bắc qua

Sông Ngọc và chiếc cầu Bạch cong cong bắc qua

Sông Ngọc bắt nguồn từ Tây Hồ, chảy quanh khu Lam Kinh và dẫn thẳng vào kinh thành. Mặt nước sông trong vắt, mát lành, bạn hoàn toàn cho thế soi gương dưới mặt nước hay nhìn được cả đáy sông.

Xem thêm: Pu Luong Day Trip

Cầu Bạch – Tiên Loan Kiều

Cầu Bạch hay còn gọi là Tiên Loan Kiều, uốn cong bắc qua sông Ngọc với kiến trúc “ thượng gia hạ kiều”, là lối đi chính dẫn vào Lam Kinh.

Giếng Ngọc Lam Kinh

Giếng Ngọc trong xanh là cấp nước chính cho Lam Kinh

Giếng Ngọc trong xanh là cấp nước chính cho Lam Kinh

Cách cầu Bạch chừng 50m trên đường đến Lam Kinh, bạn sẽ bắt gặp giếng Ngọc- nơi cung cấp nước chính cho Lam Kinh. Giếng Ngọc nước xanh biếc như màu ngọc, nước mát lành, đẩy nước quanh năm. Trước đây giếng có trồng sen rất đẹp, đến mùa hoa nở rất thơm.

Xem thêm: Pu Luong Nature Reserve

Đường vào Chính điện

Sân rồng trước chính điện

Sân rồng trước chính điện

Chính điện là khu vực có quy mô rộng nhất với kiến trúc chủ yếu làm bằng gỗ. Để vào chính điện, chúng ta sẽ phải đi qua Ngọ Môn rộng gần 20m2. Vào trước Ngọ Môn bạn sẽ nhìn thấy một con nghê đá đã có tuổi đời hàng trăm năm. Đi tiếp vào sân rồng sẽ là lối chính dẫn vào chính điện. Từ sân rồng lên đến chính điện sẽ bước lên một thềm lớn có 9 bậc và 3 lối đi. Cầu thang được trang trí hình rồng cuộn tròn vô cùng tinh xảo.

Xem thêm: Top 10 điểm du lịch Thanh Hóa được yêu thích nhất năm 2023

Thái miếu Lam Kinh

Đây là nơi để thờ cúng tổ tiên, các vua và hoàng hậu của nhà Lê. Nơi đây được xây dựng trang nghiêm với 9 tòa kiên cố ngay sau chính điện. 

Lăng mộ vua Lê Thái Tổ

Lăng mộ của vua Lê Thái Tổ

Lăng mộ của vua Lê Thái Tổ

Cách Lam Kinh chừng 50m là Vĩnh Lăng- lăng mộ của vua Lê Thái Tổ được xây dựng trên một nền đất bằng phẳng. Phía trước lăng là núi Chùa, phía sau lăng là núi Dầu, hai bên được bao quanh với hai ngọn núi mang thế “ hổ phục, rồng chầu”. 

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa 3 ngày 2 đêm chi tiết

Nhà trưng bày cổ vật của Lam Kinh

 Sau khi tham quan hết các khu lăng mộ, du khách có thể tham quan khu trưng bày cổ vật. Nơi đây lưu giữ các cổ vật có giá trị văn hóa lịch sử như: ấm chén thời Lê, ấm đồng, gạch trang trí hình lá, bát hương hình sen, đế móng cầu Bạch…. tất cả đều được giữ nguyên hình tượng và được lau chùi thường xuyên.

Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 âm lịch hàng năm với quy mô vô cùng hoành tráng nhằm tưởng nhớ, tôn vinh vị anh hùng của dân tộc.

Lễ hội Lam Kinh gồm 2 phần: phần lễ và phần hội:

  • Phần lễ: được tổ chức trang trọng nhằm tái hiện lại các hoạt động trong cung dưới thời vua như rước kiệu, trống hội, các nghi thức tế lễ.
  • Phần hội: là phần của các hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi dân gian, điển hình là tiết mục Lê Lai cứu chúa, Hội thể Lũng Nhai, vua Lê Thái Tổ đăng quang, các cuộc thi đấu võ, đấu vật, ….

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hoá từ A-Z

Kinh nghiệm du lịch Lam Kinh Thanh Hóa

Khu vực Lam Kinh Thanh Hóa là vùng trung du có nền nhiệt vừa phải, mùa hè nắng nhưng không quá nóng, còn mùa đông thì khá là lạnh. Tùy vào kế hoạch du lịch của bạn mà chọn thời điểm đi du lịch thích hợp. 

Nếu như bạn kết hợp đi tham quan Cố đô và tắm biển Sầm Sơn hay đi Pù Luông thì nên đi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Ngoài ra tham quan cố đô chỉ mất một ngày nên bạn có thể kết hợp với các địa điểm khác như thành nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Lương, ….

Ngoài ra, hãy cân nhắc lựa chọn địa điểm lưu trú thích hợp nhé vì nơi nghỉ ngơi đóng góp một phần rất quan trọng trong hành trình đi du lịch của bạn. 

5/5 - (3 votes)

Post a Comment

You don't have permission to register