Lễ hội truyền thống Việt Nam là loại hình văn hóa đặc sắc được truyền từ đời này qua đời khác. Sau đây, hãy cùng Pù Luông Excursion khám phá các lễ hội truyền thống Việt Nam độc đáo, nổi tiếng và lâu đời nhất nhé.
Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội thể hiện sự biết ơn về công lao dựng và giữ nước của 18 vị vua Hùng, là sự kiện văn hóa nổi tiếng để tất cả người con Việt Nam hướng về nguồn cội.
Bên cạnh phần Lễ trang trọng tại đền Thường, phần Hội của lễ hội Đền Hùng bao gồm nhiều trò chơi dân gian, cuộc thi tranh tài và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương được tổ chức tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội từ mùng 06/01 đến tháng 3 Âm lịch. Đây là một trong các lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
Lễ hội chùa Hương mang nét đẹp tín ngưỡng với những nghi lễ trang nghiêm như nghi thức dâng hương, dâng đàn đặc sắc.
Lễ hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử là một trong các lễ hội lâu đời ở Việt Nam, được tổ chức tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Lễ hội kéo dài từ mùng 10 tháng giêng đến hết tháng 3 nên nhiều du khách còn gọi lễ hội Yên Tử là lễ hội Mùa Xuân. Tại lễ hội Yên Tử, bạn sẽ được tham gia phần nghi lễ thiêng liêng trong không khí náo nhiệt của các hoạt động thỉnh chuông, gióng trống hay chúc phúc đầu năm.
Xem thêm: DU LỊCH ĐỀN CHÙA GẦN HÀ NỘI
Hội Lim
Hội Lim tại Bắc Ninh – một trong các lễ hội dân gian ở Việt Nam được nhiều người yêu thích. Hội Lim gồm 2 phần chính là phần Lễ rước với nhiều truyền thống cổ xưa và phần Hội với đa dạng trò chơi dân gian, biểu diễn ca nhạc.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn có tên gọi khác là lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Đây là một trong các lễ hội đặc sắc nhất định phải tới khi du lịch Nha Trang, Việt Nam. Tới lễ hội Tháp Bà Ponagar, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động độc đáo như: lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu quốc thái dân an và lễ cúng thí thực.
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia và được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa của miền sông nước Nam Bộ, đặc biệt là vùng Châu Đốc, An Giang. Bên cạnh lễ khai hội, lễ phục hiện rước tượng, lễ tắm Bà, …bạn còn được tham gia hoạt động thả đèn hoa đăng hay tuần lễ văn hóa – nghệ thuật.
Xem thêm: Khám phá top 10+ món ăn đặc trưng của miền Bắc Việt Nam
Lễ hội núi Bà Đen
Lễ hội núi Bà Đen được tổ chức trong 3 ngày, mùng 4 – 5 – 6 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Trong cả 3 ngày đều có những hoạt động văn hóa mà bạn nên trải nghiệm. Mùng 4 là thời gian cho các nghi thức dân gian của lễ hội, mùng 5 là đông vui nhất với lễ dâng hương, hoa quả, trà bánh, trong khi 6 là ngày cúng cô hồn, chẩn tế cho bá tánh và siêu độ oan hồn.
Lễ hội đua voi Tây Nguyên
Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên là lễ hội mang đậm văn hóa cổ truyền của vùng cao Tây Nguyên, Việt Nam. Lễ hội là dịp tôn vinh tài nghệ thuần dưỡng voi và tinh thần thượng võ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt, du khách còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực vùng cao độc đáo, mang hương vị núi rừng.
Lễ hội Lồng Tồng Tuyên Quang
Lễ hội Lồng Tồng mang đậm nét văn hóa của người dân tộc Tày, Việt Nam. Lễ được tổ chức vào mùng 8 tháng giêng hàng năm, với mong muốn cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, đời sống con người ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Cầu Ngư miền Trung Việt Nam
Lễ hội Cầu Ngư miền Trung Việt Nam là lễ hội của các ngư dân vùng biển, với mong muốn cầu cho một năm thuận hòa, cá tôm đầy khoang, ra khơi an toàn. Bạn có thể tham gia lễ hội Cầu Ngư ở nhiều tỉnh thành như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Bình…
Trên đây là thông tin về các lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ. Nếu bạn là người bị thu hút bởi đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt thì không nên bỏ qua những ngày lễ hội này nhé.